Giỏ hàng

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội. Theo đó, công tác y tế dự phòng cũng như việc bảo đảm vệ sinh môi trường sống cần được coi trọng hơn nữa. Chung tay phòng chống dịch bệnh, thời gian qua không ít nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu, sáng chế ra các sản phẩm mới, đem lại nhiều lợi ích xã hội, lợi ích kinh tế.

Nhân dịp này, Tiến sĩ Trịnh Xuân Đức, Viện trưởng Khoa học kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường (SIIEE) đã có cuộc trò chuyện với PV bàn về giải pháp mới nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện môi trường.

- Không phải đến giờ chúng ta mới đề cập vấn đề “làm sao để tăng sức đề kháng”, ngành y tế đã luôn khuyến cáo “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và từ lâu đã rất chú trọng công tác y tế dự phòng. Xuất phát từ công việc của mình, ông nhận định thế nào về việc “phòng bệnh” của chúng ta?

- Tôi nhớ, từ thời GS. TS Nguyễn Thị Kim Tiến làm Bộ trưởng Y tế, bà đã rất quan tâm đến công tác y tế dự phòng. Trong những lần đi thực tế cơ sở, bao giờ bà cũng để ý, quan tâm đến việc vệ sinh phòng bệnh, khuyến cáo từ việc không được để ao tù nước đọng để tránh sốt xuất huyết cho đến vệ sinh chuồng trại, nguồn nước…

Tiến sĩ Trịnh Xuân Đức phát biểu tại Trường ĐH Xây dựng về chủ đề Hội thảo Cải cách chương trình giáo dục.

Câu hỏi của bạn rất hay, hẳn rất nhiều người biết Y tế dự phòng thực hiện các biện pháp để phòng ngừa bệnh tật, với mục đích ngăn ngừa bệnh tật trước khi nó xảy ra. Y tế dự phòng tập trung vào việc bảo vệ, thúc đẩy và duy trì cơ thể khoẻ mạnh và tinh thần hạnh phúc của cộng đồng.

Từ cuộc sống hằng ngày nhìn rộng ra, tôi nhận thấy dân mình đôi khi quá ham rẻ, quá ăn nhanh uống vội mà chối từ việc nâng cao cảnh giác với các nguy cơ bệnh tật rình rập, chẳng ấy vậy mà Việt Nam có tỷ lệ tử vong vì ung thư cao thứ 50 trên thế giới. Nhưng nói vậy lại quá một chiều, vẫn có rất nhiều bạn trẻ và người lớn tuổi đang hướng đến một cuộc sống “xanh”, suy cho cùng cũng là có ý thức “phòng bệnh” cho chính mình và người thân!

- Rõ ràng khi đất nước “mở cửa” phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã thúc đẩy xã hội từng bước đi lên, song cần đòi hỏi đây phải là quá trình phát triển bền vững…

- Đúng thế. Nền kinh tế nói riêng và xã hội nói chung muốn đi dài và xa thì phải “phát triển bền vững” - một thuật ngữ quen thuộc mà thời gian qua báo chí trong nước và quốc tế luôn nhắc đến.

Muốn thế, trước tiên là phải bảo đảm môi trường xanh-sạch-đẹp, nhất là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu sản xuất, chăn nuôi nông-lâm thủy sản… Tôi không đề cập đến vấn đề vệ sinh đơn thuần, điều đó là điều rất căn bản trong một môi trường làm việc có hàng ngàn nhân công. Việc thay đổi ý thức con người đòi hỏi thời gian, tuyên truyền giáo dục về vấn đề tích cực “phủ xanh đồi trọc”, ở đây là “phủ xanh khu công nghiệp, khu chế xuất”.

Là một Tiến sĩ kỹ thuật, nhiều năm đối mặt với hàng trăm dự án xử lý nước thải công nghiệp, tôi từng gặp nhiều trường hợp người dân gửi email “cầu cứu”, vì ai trong mỗi chúng ta cũng đều có quyền được hít thở không khí trong lành, được phát triển song hành cùng kinh tế.

Phun khử khuẩn tại Tổng công ty Dầu khí Việt Nam

Thực tế hiện nay nông nghiệp chăn nuôi chiếm tỷ trọng khoảng 65-70% về số lượng và sản lượng. Phân của vật nuôi chứa nhiều chất chứa nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, Asen, Niken (kim loại nặng)… và các vi sinh vật gây hại khác không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất, làm rối loạn độ phì nhiêu của đất, mặt nước mà cả nguồn nước ngầm, nguy cơ gây ra các ổ dịch bệnh. Chính quyền cũng như nhà đầu tư cần phải đặt vấn đề này lên mức độ cấp bách và dần có quy hoạch rõ ràng trong việc cam kết bảo vệ môi trường!

- Dịch Covid-19 đã hoành hành sang năm thứ hai, trong thời gian ấy tại các ổ dịch, ngành y tế, các cơ quan chức năng thường xuyên tiến hành vệ sinh, khử khuẩn. Nhìn ở góc độ tích cực, Covid-19 đã khiến môi trường được “làm sạch” hơn, thưa ông?

- (Cười nhẹ) Câu hỏi của bạn có phần vừa đúng vừa chưa đúng. Đúng ở chỗ môi trường đã được “làm sạch” phần nào. Bằng chứng là tổ chức Nasa đã đo được hiệu ứng nhà kính giảm tương đương với 15 năm làm ô nhiễm bầu khí quyển trong điều kiện bình thường. Chưa đúng ở chỗ không phải do việc phun khử khuẩn làm sạch mà là do việc hạn chế các hoạt động sản xuất của các nhà máy, đồng thời các phương tiện giao thông hầu như không lưu thông trong thời kỳ phong toả, giãn cách nên lượng bụi mịn giảm đáng kể, và đặc biệt giảm một lượng lớn khí thải CO2 và các khí độc hại khác gây ô nhiễm môi trường. Nhân đây tôi cũng xin nói về việc phun khử khuẩn tràn lan trên đường phố là việc làm kém hiệu quả bởi 3 lý do:

Ngoài môi trường là không gian rộng lớn, việc phun như vậy không đủ tác động. Hơn nữa, khả năng virus tồn tại trong không khí sẽ không ở tầm thấp vì tầm thấp nó sẽ rơi xuống vì mật độ bụi lớn. Thứ hai, việc phun Cloramin B hay Nano bạc bản chất là chất độc có thể tác động ngược, độc hại nếu người dân vô tình hít phải. Thứ 3, về lâu dài chất này sẽ ngấm làm ô nhiễm môi trường nước và đất.

- Là một nhà khoa học, nhân cuộc trò chuyện này, ông có thể chia sẻ thêm về giải pháp và những nghiên cứu mới nhất của mình?

Dung dịch Anolyte trung tính A7 lá chắn bảo vệ vi khuẩn 

- Sản phẩm nghiên cứu mới nhất của Viện Khoa học Kỹ thuật Hạ tầng & Môi trường SIIEE là Anolyte A7. Dung dịch này có tính oxy hóa mạnh, thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng. A7 còn được dùng để cho vào nước uống với lượng thích hợp để phòng bệnh cho lợn, phun sương để khử trùng không khí, làm sạch dụng cụ, khử trùng bề mặt (sàn, tường).

Nghiên cứu ứng dụng dung dịch “Anolyte A7” để khử mùi trong chăn nuôi do Công ty CP Cuộc sống Xanh Sài Gòn (GLF) phối hợp Viện Khoa học Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường (SIIEE) thực hiện, kết quả cho thấy: Nồng độ các khí NH3 và H2S giảm từ 2 đến 2,8 lần sau khi phun.

Thêm vào đó, Anolyte A7 có khả năng khử mùi tốt hiện nay vì hoạt tính mạnh và linh hoạt trong điều kiện thế oxi hóa khử cao đã làm phân hủy hầu hết các chất gây mùi hữu cơ mà không gây độc và cũng không tạo ra các chất gây độc thứ cấp. Đây là công nghệ tiên tiến của thế kỷ 21 đang và đã được các nước tiên tiến áp dụng rộng rãi.

- Bạn đọc đa số thường ngại với những thuật ngữ chuyên ngành, ông có thể nói đơn giản về “hướng dẫn sử dụng” hay khuyến cáo gì cho người dân trong việc sử dụng các sản phẩm bảo vệ môi trường cũng như kỹ năng an toàn đi qua mùa dịch?

Loại bỏ tới 99.99% vi khuẩn gây hại khi sử dụng nước Anolyte

- Vậy thì Klean là giải pháp của chúng tôi. Đây là một dịch vụ bao gồm dọn dẹp nhà cửa và dịch vụ phun khử khuẩn. Sử dụng dung dịch Anolyte A7 trong phun khử khuẩn đồng thời sử dụng các sản phẩm khử khuẩn và tẩy rửa hữu cơ được sản xuất bởi công nghệ Eco Enzyme để giúp các bà nội trợ giảm tải áp lực một phần công việc gia đình.

Mới đây, ngày 2/8/2021, Bộ Y tế đã đưa ra thông báo không phun khử khuẩn ngoài trời bằng cloramin B, vì kém hiệu quả và ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng.

Vậy một lần nữa việc sử dụng Anolyte A7 để làm chất khử khuẩn đang là sản phẩm an toàn và hiệu quả trong việc chống dịch Covid-19 hiện nay!

- Trân trọng cảm ơn TS Trịnh Xuân Đức về cuộc trò chuyện bổ ích này!

Facebook Instagram Youtube Google+ Top