Giỏ hàng

PHẢN BIỆN XÃ HỘI VỀ “VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH” TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

Viện Khoc học Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường - SIIEE tham dự Hội thảo "Giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn , phản biện xã hội trong các tổ chức Khoa học và công nghệ thuộc Liên hiệp hội Việt Nam".

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Khoa học Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường (SIIEE) được thành lập vào năm 2015, trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Viện SIIEE là nơi tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia có kinh nghiệm, các cán bộ có trình độ chuyên môn tiến hành các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, triển khai, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, môi trường, sinh học, góp phần phát triển kinh tế. Đứng đầu cơ quan là Viện trưởng – Tiến sĩ Trịnh Xuân Đức, Phó Viện trưởng – Ths Lê Anh Tuấn cùng hơn 50 chuyên viên.

Trong suốt gần 10 năm hoạt động, Viện đã có nhiều kết quả nghiên cứu được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận:

  1. Nghiên cứu, chế tạo thiết bị sản xuất nước năng lượng sống NeroH.
  2. Nghiên cứu, ứng dụng liệu pháp ion âm phòng chống dịch Covid -19.
  3. Nghiên cứu, ứng dụng mô hình 5C+, sáu trụ cột cần thiết cho mỗi gia đình hiện đại (ion âm Dr.D, nước năng lượng sống Dr.D, Anolyte A7, chất tẩy rửa enzyme sinh học, dưỡng sinh vô cực thiền công, phong thủy hiện đại).
  4. Nghiên cứu hệ thống phong thủy hiện đại, hóa giải đất dữ, đất xấu dựa trên nền tảng khoa học về các dạng năng lượng từ trường.
  5. Nghiên cứu ứng dụng bộ môn thiền Dr.Enzyme.
  6. Nghiên cứu vận hành hệ thống bể lắng Lamen Hà Đông cơ sở 1 và cơ sở 2.
  7. Nghiên cứu vận hành hệ thống xử lý nước dự án Dương Đông, Phú Quốc.
  8. Nghiên cứu công nghệ xử lý nước rỉ rác cho bãi rác Buôn Mê Thuột.
  9. Nghiên cứu nguồn nước cấp cho khu đô thị dọc hai bên đại lộ Võ Nguyên Giáp thành phố Hà Nội sau khi cầu Nhật Tân qua sông Hồng đi vào hoạt động từ đầu năm 2015.
  10. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý khoan giếng để chống suy thoái nhanh giếng khai thác nước ngầm vùng Hà Nội.
  11. Nghiên cứu, khai thác sử dụng nguồn nước ngầm ở các bãi giữa sông Hồng Hà Nội.
  12. Hoàn thiện thiết kế, chế tạo Module xử lý nước tự động, công nghệ Bể lọc không van tự rửa.
  13. Hoàn thiện thiết kế, chế tạo bể sinh học xử lý amoni trong nước ngầm dưới dạng Module phục vụ cấp nước sinh hoạt cho khu vực Hà Nội.
  14. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo Bể phản ứng kết hợp Bể lắng lamenlla tuần hoàn cặn thay thế bể lắng ngang truyền thống trong cấp nước sinh hoạt.
  15. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo Bể lọc cát liên tục dạng Modul thay thế bể lọc nhanh trọng lực truyền thống trong công nghệ xử lý nước sinh hoạt.
  16. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị xử lý nước bằng cách kết hợp lắng và tuyển nổi bằng bọt khí Bão Hòa - CAF.
  17. Hoàn thiện thiết kế, chế tạo tấm lắng lamella kiểu đan chéo theo công nghệ Mỹ phục vụ cấp nước sinh hoạt.
  18. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bể sinh học xử lý Asen trong nước ngầm dưới dạng Module phục vụ cấp nước sinh hoạt cho khu vực Hà Nội.
  19. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo Đồng hồ đo nước thông minh trả tiền trước thay thế đồng hồ đo nước truyền thống.
  20. Nghiên cứu, thực nghiệm sử dụng nguồn nước ngầm tại chỗ để thau rửa và lưu thông nước và các sông hồ Hà Nội bị ô nhiễm.
  21. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo Hố ga đấu nối hộ gia đình tách nước mưa, nước thải và ngăn mùi.
  22. Nghiên cứu, thực nghiệm, sản xuất vật liệu mang vi sinh tải trong cao (DHY) dùng trong công nghệ xử lý nước cấp/ Nước thải.
  23. Nghiên cứu, thực nghiệm, sản xuất viên Nitrorat hóa ứng dụng trong xử lý nước ngầm nhiễm amoni, asen.
  24. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo Module xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp công nghệ màng vi sinh chuyển động (MBBR).
  25. Nghiên cứu lập Quy hoạch chuyên nghành cấp/thoát nước thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Cụ thể trong thời gian 2 năm trải qua cuộc khủng hoảng với cơn bão mang tên Covid-19, Viện SIIEE đã hoàn thiện đề án nổi bật với Mô hình 5C+, đã báo cáo tại Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và nhận được nhiều ý kiến đánh giá cao.

Mô hình 5C+ là đề tài nghiên cứu khoa học mới nhất năm 2021 từ Viện Khoa học Kỹ thuật Hạ tầng & Môi trường (SIIEE) với gắn liền với 5 trụ cột chính: Ion âm không khí Dr.D, Nước năng lượng sống Dr.D, Anolyte A7, Botanic Enzyme, dưỡng sinh Vô cực Thiền công và Phong thủy hiện đại, nhằm tập trung giải quyết mọi vấn đề về đời sống sức khỏe con người. Tất cả các nghiên cứu đều vì một mục tiêu và sứ mệnh “Vì một Việt Nam không ai bị bệnh”.

Đại diện CBNV tại Viện Khoa học Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường (SIIEE)

II. ĐỊNH NGHĨA VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Phản biện xã hội chính là quyền bày tỏ ý kiến một cách có hệ thống và có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ của cá nhân đã được ghi nhận trong các điều ước quốc tế về quyền con người. Đó là: “1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp; 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ” (Điều 19 và Điều 25 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966) “Mọi công dân đều có quyền và cơ hội để tham gia vào việc điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua các đại diện được họ tự do lựa chọn”.

Để phát huy hơn nữa vai trò của hoạt động phản biện xã hội, nhằm thực thi dân chủ, phát huy trí tuệ của đội ngủ trí thức của nhân dân trong xây dựng Đảng và Nhà nước, bảo đảm lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, có một số giải pháp được đề xuất là:

1. Trên tầm vĩ mô, hoạt động phản biện xã hội cần được luật hóa. Trong thời gian chờ đợi sự ra đời luật về phản biện xã hội, Đảng cần ban hành một nghị quyết chuyên đề, Chính phủ cần ban hành một nghị định về hoạt động phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp là thành viên của Ủy ban Mặt trận, trong đó có tổ chức Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỷ thuật Việt Nam, đại diện cho đội ngũ Trí thức khoa học - công nghệ nước nhà.

2. Ban hành các quy định cụ thể:

Tỉnh ủy ban bành quyết định, quy định việc thực hiện quyết định 217-QĐ/TW đối với Ủy ban Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh, quy định về giám sát và phản biện của cấp tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh cần có quyết định quy định việc thực hiện Quyết định 14/QĐ/2014-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội trên địa bàn tỉnh và Thông tư 11/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 29/01/2015 hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động TV,PB&GĐXH trên địa  bàn tỉnh.

Xây dựng và phê duyệt kế hoạch hoạt động tư vấn, phản biện xã hội đối với những chủ trương, nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước tỉnh Lâm Đồng, các đề án, dự án công do ngân sách nhà nước đầu tư hàng năm. Kế hoạch này được coi như là một  bộ phận của kế hoạch, nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh.

Ở Việt Nam hiện nay, các tổ chức xã hội tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và cũng có những nét đặc thù nhất định. Nếu hiểu theo nghĩa rộng, tổ chức xã hội ở Việt Nam sẽ bao gồm: tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức xã hội. Các tổ chức này có thể có nhiều tên gọi khác nhau như hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội… Đặc biệt, không thể không nhắc đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - một tổ chức chính trị - xã hội có tính chất rộng rãi và bao trùm lên hoạt động của các tổ chức xã hội khác. Bên cạnh đó, báo chí - truyền thông cũng có thể được xem là một chủ thể có đủ điều kiện và đủ khả năng để thực hiện phản biện xã hội nhờ quyền tự do tìm kiếm thông tin và phản ánh hiện thực đời sống xã hội. C. Mác đã nhận xét về vai trò phản biện của báo chí: “Trong hy vọng và lo lắng, có điều gì báo chí nghe được ở cuộc sống, báo chí sẽ lớn tiếng loan tin cho mọi người đều biết, báo chí tuyên bố sự phán xét của mình đối với những tin tức đó một cách gay gắt, hăng say, phiến diện như những tình cảm và tư tưởng bị xúc động thầm bảo nó vào lúc đó”. Học giả Nguyễn Trần Bạt cũng nhận xét: “PBXH là trạng thái chuyên nghiệp của quá trình thảo luận cho nên nó cần có sự tham gia của hai lực lượng, lực lượng thứ nhất là để nói một cách chuyên nghiệp và lực lượng thứ hai là để nghĩ một cách chuyên nghiệp. Trước khi nói phải nghĩ, nghĩ chuyên nghiệp là giới trí thức và nói chuyên nghiệp là giới báo chí”.

III. PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA CÁC TỔ CHỨC TRONG VUSTA
 
Mặc dù khái niệm “phản biện xã hội” mới được đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X nhưng từ lâu Đảng ta đã làm tốt chính sách phản biện xã hội.

Về phía chủ trương của Đảng, trong các chỉ thị của Đảng từ năm 1988 (Chỉ thị 35-CT/TW ngày 11/4/1988) đến năm 1998 (Chỉ thị 45-CT/TW ngày 11/11/1998) đều có đề cập đến hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam. Nhưng cho mãi đến Đại hội lần thứ X (2005) của Đảng, khái niệm phản biện xã hội mới được chính thức ghi nhận trong văn kiện của Đảng. Đến đại hội XI, cương lĩnh của Đảng cũng đã xác định: “Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, thực hiện vai trò giám sát và “phản biện xã hội”. Chỉ thị 42-CT/TW ngày 16/4/2010 đã quy định rõ nhiệm vụ cho Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam chủ động tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Hiến pháp 2013 cũng đã ghi rõ: “Mặt trận Tổ quốc là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, giám sát và phản biện xã hội”. Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 về quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội.

Về phía nhà nước, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam và các tổ chức thành viên đã được quy định rõ trong quyết định Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Luật Khoa học và Công nghệ năm 20 cũng quy định: Khuyến khích, tạo điều kiện để Hội Khoa học - kỷ thuật, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Quyết định 14/2014/QĐ-TTg ngày14 tháng 02 năm 2014 (sau  Quyết định 22/2002/QĐ-TTg) về hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam và các tổ chức thành viên được tiếp tục quy định rõ ràng hơn. Quyết định 1795/QĐ-TTg  ngày 21/10/2015 phê chuẩn Điều lệ của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam đã công nhận nhận nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam.

Theo các văn kiện của Đảng và Nhà nước nêu trên, các khái niệm về tư vấn, phản biện và giám định xã hội hoặc giám sát, phản biện xã hội được hiểu như sau:

  • Theo Quyết định 14/2014/QĐ-TTg ngày14 tháng 02 năm 2014 về hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam và các tổ chức thành viên:

+ Tư vấn là hoạt động cung cấp tri thức, kinh nghiệm, thông tin, tư liệu cùng với sự phân tích, đánh giá, kiến nghị cho cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền.

+ Phản biện là hoạt động đưa ra nhận xét, đánh giá, phê bình và các khuyến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án với mục tiêu và các điều kiện đã quy định hoặc thực trạng đặt ra.

+ Giám định là hoạt động xác định tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi của đề án hoặc một vấn đề, một sự việc cụ thể.

Sử dụng công nghệ thông tin lôi cuốn nhân dân đóng góp ý kiến (hiến kế, phản biện)

Kinh nghiệm thế giới về vấn đề này cho thấy, đây là kênh rất hữu hiệu để thực hiện sự công khai minh bạch trong hoạt động các thiết chế chính trị nói chung và đặc biệt đối với bộ máy hành chính nhà nước nói riêng, nhờ đó lôi cuốn tính tích cực của nhân dân tham gia vào công việc chung và tăng cường khả năng giám sát trực tiếp của họ. Bắt đầu từ năm 1948 khi Alex Osborn (Mỹ) lần đầu tiên trình bày trong cuốn  Sức sáng tạo của bạn kỹ thuật thu thập các ý tưởng cho một chủ đề nào đó bằng cách động não (brainstorming) dựa trên nguyên lý: giữa các ý tưởng khác nhau, quan trọng hay ít quan trọng, phổ biến hay không phổ biến đều có mối liên kết với nhau. Một ý tưởng này được đưa ra thì có một hay nhiều ý tưởng khác gắn liền nó, cùng chiều hay nghịch chiều. Toàn bộ những ý tưởng đó sẽ cung cấp cho nhà lãnh đạo – quản lý một cái nhìn tổng thể, lắng nghe các ý kiến phản biện trên cơ sở đó chọn lựa những ý tưởng hay nhất, thích hợp nhất cho một giải pháp tối ưu. Đến những năm 70 khi công nghệ vi xử lý phát triển thì công cụ thông tin phản hồi (feedback)ra đời, nâng kỹ năng động não lên một trình độ cao hơn: thu thập ý kiến trên một địa bàn rộng cả trong và ngoài nước, ý kiến được diễn giải chi tiết hơn, sâu sắc hơn, thời gian thu thập cũng không bị hạn chế. Bắt đầu là các nước phát triển như Mỹ, Canađa, Anh sau đó đến nhiều nước khác đã triển khai rộng rãi công cụ này. Ở Đông Nam Á, Singapore là nước áp dụng công cụ này sớm nhất. Tháng 4/1985 họ chính thức lập ra cơ quan trưng cầu ý kiến (feedback unit). Bất cứ ai muốn góp ý về bất cứ vấn đề gì thì vào trang web và viết ý kiến của mình. Bất cứ câu hỏi nào gửi tới đều được trả lời và công bố trên trang web; ai ai cũng có thể xem được chứ không để rơi vào im lặng, không mang dấu mật, và nếu ai đó chưa đồng ý thì có quyền yêu cầu, chất vấn lại. Một cơ quan có trách nhiệm giám sát việc này (feedback unit supervisory panel) với thành phầnngang bằng các đại biểu quốc hội và không phải là đại biểu được thành lập. Ngoài ra Chính phủ Singapore còn thành lập bên cạnh mình 8 nhóm tư vấn tham mưu cho Chính phủ về kinh tế, xã hội, chủng tộc, giáo dục, y tế, nhà đất, môi trường, giao thông vận tải, các xí nghiệp vừa và nhỏ. Chủ tịch và thành viên của nhóm đều là người thuộc khu vực tư. Tất cả các kiến nghị cũng như việc làm của tám nhóm đều công khai cho toàn dân biết để giám sát.

 

IV. CASE STUDY: PHẢN BIỆN XÃ HỘI VỀ "VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH" TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA VIỆN SIIEE
 

Viện SIIEE là đơn vị nghiên cứu khoa học thuộc VUSTA với sự hiểu biết và góc nhìn từ người dân, SIIEE có các kiến nghị “phản biện xã hội” như sau:

Đối tượng “Nước sạch”

Nước sạch để cung cấp cho sinh hoạt, ăn uống và sản xuất là nhu cầu tối quan trọng và tất yếu của xã hội loại người. Ngay trong mỗi cơ thể lượng nước chiếm đến 70%, và nếu thiếu nước uống bạn có thể chết khát sau từ 2 đến 7 ngày tuỳ thuộc từng người. Để một người có thể sống khoẻ mạnh mỗi ngày cần bổ sung 1.5 đến 2 lít nước.

Thứ nhất “nước sạch” đã được coi là một loại hàng hoá gì? Từ năm 2010 Liên Hiệp Quốc đã coi quyền sử dụng nước sạch là một quyền con người. Đã là một quyền con người, thì Nhà nước phải đứng ra bảo đảm. Điều này ở Việt Nam được thực hiện như thế nào?  Ở Việt Nam đã có nghị định về nước sạch và trong đó cũng khẳng định nó là loại hàng hoá, nhưng không nói rõ nó thuộc nhóm hàng hoá loại gì? Mà theo định nghĩa của LHQ như trên thì “Nước Sạch” phải là HÀNG HOÁ CÔNG hay HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG trong đó lại quy định HÀNG HOÁ CÔNG THUẦN TUÝ (Pure public good) và HÀNG HOÁ CÔNG KHÔNG THUẦN TUÝ (Impure public good).

Ví dụ: Chương trình quốc phòng, hệ thống đường sá, hải đăng, không khí trong sạch… là thuộc nhóm hàng hoá công thuần tuý; Đường cáp vô tuyến truyền hình, mạng lưới điện thoại, đường cao tốc, lớp học…hàng hoá công không thuần tuý.

Phản biện xã hội:

  1. Nước sạch phải được coi là một loại hàng hoá để có thể kinh doanh đúng với giá trị nó được tạo ra theo chất lượng sản phẩm. Có nghĩa là có nhiều cấp độ làm sạch khác nhau sẽ được định giá khác nhau bao gồm: Nước sinh hoạt; nước ăn uống; nước uống tại vòi; nước tinh lọc; nước có năng lượng; nước chữa bệnh.
  2. Trong các loại nước trên thì nước sinh hoạt và nước ăn uống cần đưa vào nhóm HÀNG HOÁ CÔNG KHÔNG THUẦN TUÝ có nghĩa là nó thuộc trách nhiệm trên 50% thuộc nhà nước, phần còn lại có thể chia sẽ với nguồn lực xã hội.

Thứ hai, về giá nước sạch hiện nay được nhà nước khống chế trong thông tư Số: 44/2021/TT-BTC- Quy định về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt, Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2021. Theo Thông tư này, khung giá nước sạch được quy định theo giá tối thiểu và giá tối đa; là giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, áp dụng cho mức giá bán lẻ nước sạch bình quân do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định. Với đô thị đặc biệt, đô thị loại 1, giá nước sạch tối thiểu là 3.500 đồng/m3; tối đa 18.000 đồng/m3; đối với đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 5, giá nước sạch tối thiểu là 3.000 đồng/m3; tối đa là 15.000 đồng/m3; riêng đối với Khu vực nông thôn, giá nước sạch tối thiểu là 2.000 đồng/m3, tối đa là 11.000 đồng/m3.

Một ví dụ thực tế so sánh giữa giá điện và nước tại Việt Nam cho thấy có sự chênh lệnh rất lớn trung bình mỗi gia đình có 5 người dùng nước thoải mái chỉ phải chi trả khoảng 300.000 đồng, trong khi chi phí cho tiền điện khoảng 3.000.000 đồng, có nghĩa là gấp 10 lần?

Phản biện xã hội:

  1. Đã là hàng hoá dù là thuần tuý hay không thuần tuý thì cũng phải tuân thủ theo quy luật thị trường vì vậy việc quy định nằm trong một khung giá cố định là không phù hợp.
  2. Để đảm bảo cho việc giá nước không được đẩy lên quá cao hay làm cho mất cân bằng so với thu nhập của họ chúng ta phải quy đổi nó về theo tỷ lệ GDP đầu người để làm giới hạn theo từng năm. Có nghĩa là phải tính toán chi phí giá theo tỷ lệ % so với thu nhập bình quân đầu người vì khi thu nhập họ tăng lên có nghĩa là đời sống tăng lên khi đó nhu cầu dùng nước tăng lên và khả năng chi trả cao hơn thì nhà kinh doanh có thể bán giá cao hơn là phù hợp quy luật thị trường.
  3. Một đơn vị kinh doanh và bán nước sạch lại không được tự quyết định giá bán nước của mình mà phải trình UBND sở tại để điều chỉnh giá theo mức trong khung của Bộ tài chính là điều bất hợp lý và phá vỡ quy luật của nền kinh tế thị trường.
  4. Cần cởi bỏ các rào cản nêu trên để các đơn vị kinh doanh nước sạch nâng cao chất lượng bằng việc đầu công nghệ tạo sự cạnh tranh về chất lượng nước sạch. Điều này vô cùng có lợi cho người dùng và giảm các hậu quả xã hội do các bệnh đến từ nước.

Đối tượng “Hệ thống quản lý nhà nước về nước sạch”

Về cơ bản Việt Nam chưa có một hệ thống quản lý về nước sạch thống nhất từ dưới lên trên về quản lý nhà nước mà việc quản lý này nó được phân chia cho nhiều ngành khác nhau cụ thể như sau:

  • Cấp nước sạch đô thị do Bộ Xây dựng quản lý và theo ngành dọc có sở Xây dựng các địa phương
  • Cấp nước sạch Nông thôn do Bộ NN và PTNT quản lý và ngành dọc là các sở cấp tỉnh.
  • Chất lượng nước sạch do Bộ y tế quản lý thông qua các trung tâm vệ sinh dịch tễ địa phương.
  • Về nguồn nước khai thác do Bộ Tài nguyên và môi trường và các sở địa phương quản lý.
  • Về công nghệ xử lý do Bộ khoa học công nghệ và các sở địa phương.
  • Về giá nước do Bộ tài chính và các sở địa phương quản lý. Quyết định mức tăng giá nước theo từng giai đoạn phải trình HĐND thông qua và UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Các tài liệu pháp lý cho việc quản lý hệ thống cấp nước sạch đến nay đang dừng ở mức Nghị định, thông tư và các quyết định.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về cấp nước được quy định tại Điều 60 Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch (được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2011/NĐ-CP), Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2017 (sau đây viết tắt là Nghị định số 42/2017/NĐ-CP); Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2020 (sau đây viết tắt là Nghị định số 98/2019/NĐ-CP). Nghị định 43/2022/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch

Phản biện xã hội:

  1. Cần có một tổ chức quản lý thống nhất từ địa phương đến trung ương cho việc khái thác, xử lý, cung cấp và kinh doanh nước sạch, vì nó thuộc hàng hoá không thuần tuý.
  2. Cần xây dựng một bộ luật thống nhất cho việc quản lý, khai thác và kinh doanh tài nguyên nước nói chung và nước sạch nói riêng.
  3. Thống nhất một hệ thống quản lý, một hệ thông tiêu chuẩn, quy chuẩn cho việc cấp nước sạch từ nông thôn cho đến thành thị. Vì đây là sản phẩm đặc thù anh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân cho thế hệ hiện tại và tương lai.
  4. Cần xây dựng các viện nghiên cứu quốc gia về nước sạch, nước uống có lợi cho sức khoẻ ở cấp tế bào.

Đối tượng “Hệ thống công ty kinh doanh nước sạch”

Việc kinh doanh nước sạch hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều loại hình khác nhau từ quản lý nhà nước, doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Việc đa dạng loại hình kinh doanh này đã mang lại nhiều cơ hội tiếp cận nước sạch của người dân. Trong một chừng mực nào đó đã làm cho ngành nước phát triển. Tuy nhiên nó có đem lại sự bền vững và ổn định lâu dài không đang là một trong nhiều câu hỏi cho mô hình đa dạng kinh doanh ngày nay.

  • Quản lý nhà nước các đơn vị khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch hiện còn tồn tại chủ yếu ở các mô hình cấp xã thuộc diện quản lý của ngành Nông nghiệp. Mô hình này bộc lộ rất nhiều yếu kém về khả năng quản lý phát triển và tái đầu tư hệ thống, do việc thiếu kinh phí và trình độ chuyên môn thấp.
  • Doanh nghiệp công ích là đơn vị được giao quản lý kinh doanh sau khi công trình được nhà nước đầu tư và giá bán nước được không chế mức thấp, việc kinh doanh hầu như không có lợi nhuận. Ban đầu còn được sự hỗ trợ từ ngân sách nhưng sau dần do tình hình khó khăn mất đi khoản hỗ trợ này làm các doanh nghiệp theo mô hình này cũng dần phá sản.
  • Doanh nghiệp nhà nước đó là mô hình quen thuộc đối với các hệ thống cấp nước tuy nhiên sau thời gian mở cửa đổi mới thì mô hình này cũng còn rất ít và hoạt động kém hiệu quả.
  • Mô hình công ty cổ phần nhà nước chiếm 51% là mô hình chủ yếu ngày nay tuy nhiên với mô hình này chỉ là dạng “bình mới rượu cũ” các doanh nghiệp này không hoàn toàn chủ động trong việc điều hành kinh doanh nên hiệu quả cũng không cao.
  • Doanh nghiệp tư nhân đã phát triển mạnh mẽ trong vòng hơn thập niên qua với sự đầu tư mạnh mẽ từ khối tư nhân nên diện mạo của các công trình cấp nước đã thay đổi đáng kể góp phần vào việc cung cấp nước sạch tốt hơn cho người dân. Tuy nhiên do việc khống chế giá và ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp nhà nước đang làm cho mô hình này chững lại trong nhưng năm gần đây.

Phản biện xã hội:

  1. Cần có chính sách nhất quán trong ngành nước theo hướng tư nhân hoá hay nhà nước đầu tư. Con đường nào cũng phải nhìn vào mục tiêu lớn lao là sức khoẻ con người cho ngày nay và các thế hệ tương lai.
  2. Đề xuất chính phủ nên mạnh dạn lựa chọn theo con đường tư nhân hoá 50% để phù hợp với nền kinh tế thị trường. Giữ lại 50% theo mô hình công ty cổ phần nhà nước nắm quyền chi phối để bảo vệ an toàn cho an ninh nước sạch.
  3. Bỏ chính sách không chế giá mà cho phép tính đúng tính đủ nhưng không vượt quá tỷ lệ chi phí cho dịch vụ cấp nước theo định mức GDP đầu người.
  4. Xây dựng một hệ thống quản lý nhà nước thông thoáng, minh bạch, một cửa cho việc đầu tư và phát triển ngành cấp nước sạch.
  5. Có cơ chế cho việc đầu tư công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng nước sạch theo hướng nước có cung cấp năng lượng ở cấp tế bào. 

V. KẾT LUẬN

Thông qua case study phản biện xã hội “Vấn đề quản lý nhà nước kinh doanh và sử dụng nguồn nước” trong bối cảnh nền kinh tế thị trường nêu trên, Viện SIIEE mong muốn làm rõ cơ sở khoa học về hoạt động tư vấn, phản biện, đánh giá cơ sở khoa học của một vấn đề nổi cộm trong bối cảnh hiện nay về việc nhà nước kinh doanh sử dụng nguồn nước như thế nào cho hợp lý và vai trò của người dân hay các cơ quan khoa học cùng góp ý kiến đóng góp nhằm xây dựng nên những quy trình chuẩn hóa và thiết thực.

 

Facebook Instagram Youtube Google+ Top