Giỏ hàng

HÓA HỌC XANH DƯỚI GÓC NHÌN TIẾN SĨ TRỊNH XUÂN ĐỨC

Theo cách tiếp cận của tiến sĩ Trịnh Xuân Đức “Hóa học xanh là các quá trình hóa học tạo ra các sản phẩm khác nhau nhưng không làm thay đổi bản chất ban đầu của nó”. Thực tế là như thế nào?

Nhắc tới hóa học xanh đối với nhiều người còn xa lạ, hiện nay có khá nhiều định nghĩa liên quan tới vấn đề này. Nhưng chúng ta hãy cùng tìm hiểu quan điểm này dưới góc nhìn của TS. Trịnh Xuân Đức 

Hóa học xanh là gì?

Theo định nghĩa của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) “Hóa học xanh là việc thiết kế các sản phẩm và quy trình hóa học làm giảm hoặc loại bỏ việc sử dụng hoặc tạo ra các chất độc hại”. Hóa học xanh áp dụng cho suốt vòng đời của sản phẩm hóa học, sử dụng nhiều hơn các nguyên liệu xanh; nguyên liệu tái tạo bền vững, sử dụng và sử lý sản phẩm thải bỏ sau sử dụng.

Một định nghĩa khác được chấp nhận khi định nghĩa về hóa học xanh như sau “ Hóa học xanh sử dụng hiệu quả các nguyên liệu (thích hợp là nguyên liệu tái sinh), loại trừ các chất thải và tránh sử dụng các chất phản ứng và dung môi độc hại trong sản xuất và trong sử dụng các sản phẩm hoá học”

Theo định nghĩa của Tiến sĩ Trịnh Xuân Đức “Hóa học xanh là các quá trình hóa học tạo ra các sản phẩm khác nhau nhưng không làm thay đổi bản chất ban đầu của nó”

Hóa học xanh xu hướng phát triển mới của thời đại 

Mục tiêu của hóa học xanh là làm giảm nguồn ô nhiễm do ngăn ngừa sự phát sinh ô nhiễm; giảm tác động tiêu cực của sản phẩm và quy trình hóa học đối với môi trường và sức khỏe con người. Hóa học xanh thúc đẩy con người tìm ra giải pháp cũng như đổi mới trong công nghệ, đổi mới trong thiết kế quy trình, phát triển sản phẩm mới bằng phương pháp hóa học như thay đổi các nguyên vật liệu hóa học độc hại bằng các tác nhân sinh học, phân hủy tự nhiên, thân thiện với môi trường; tổng hợp các xúc tác sinh học nhằm nâng cao hiệu suất phản ứng, giảm thiểu sản phẩm phụ và tiết kiệm năng lượng. Nghiên cứu sử dụng enzyme làm xúc tác sinh học thay cho các phản ứng hóa học thuần túy.

Quá trình phát triển của Hóa học xanh

Hóa học xanh bắt đầu được biết tới từ những năm 1990 và được xây dựng trên nền tảng và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật của nền hóa học thuần túy tại Hoa Kỳ. Vào những năm 1990, Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật Phòng ngừa ô nhiễm, đây là một chiến lược hiệu quả nhất trong việc xử lý các vấn đề về môi trường đang còn tồn tại. Theo đạo luật này thì “Giảm nguồn ô nhiễm” là giảm lượng chất độc hại, chất gây ô nhiễm hoặc chất gây ô nhiễm xâm nhập vào bất kỳ dòng chất thải nào hoặc thải ra môi trường (bao gồm cả khí thải) trước khi tái chế, xử lý hoặc thải bỏ; giảm thiểu các mối nguy hại đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường liên quan đến việc giải phóng chất ô nhiễm hoặc chất gây ô nhiễm. Xử lý hóa chất để làm cho chúng ít gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Thải bỏ hóa chất chưa được xử lý phải an toàn chỉ được phép khi các lựa chọn khác không khả thi. Năm 1995 Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã lập ra Giải thưởng Thử thách Hóa học Xanh của Tổng thống hàng năm là một nền tảng để thúc đẩy nhận thức về hóa học xanh. Năm 1997, Đại học Massachusetts tại Boston đã thành lập chương trình đào tạo tiến sĩ đầu tiên về lĩnh vực hóa học xanh. Năm 1998 Paul Anastas và John C. Warner là đồng tác giả của cuốn sách Hóa học xanh, đưa ra 12 nguyên tắc hóa học xanh thúc đẩy các nhà khoa học lý thuyết và công nghiệp thời điểm đó và thúc đẩy phong trào hóa học xanh. Năm 2005, phong trào hóa học xanh ngày càng được đẩy mạnh khi các nhà khoa học rút ngắn quy trình hóa học tổng hợp các chất hữu cơ. Năm 2008, đã đánh dấu một cột mốc Hóa học Xanh khi Thống đốc bang California, Arnold Schwarzenegger, ủng hộ luật pháp thắt chặt các hạn chế các hóa chất độc hại đối với hàng hóa gia dụng. Năm 2013 Luật về Sản phẩm tiêu dùng an toàn của tiểu bang có hiệu lực và năm 2014 bước đầu 164 hóa chất được nhằm mục tiêu để xem xét kỹ.

Cùng nhìn lại quá trình phat triển của nền công nghệ hóa học xanh 

Ở châu Âu, các hoạt động về Hóa học Xanh cũng được khởi xướng từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20.  Các nghiên cứu về hóa học xanh đặc biệt được các nhà khoa học ở Anh Quốc và Ý hưởng ứng. Rất nhiều nhà khoa học Anh đã đưa ra các công trình nghiên cứu cũng như chương trình đào tạo về hóa học xanh. Các báo cáo khoa học, tài liệu, tạp chí, hay báo cáo hội nghị đầu tiên về hóa học xanh cũng được xuất bản bởi Hội hóa học hoàng gia Anh.

Vào những năm cuối cùng của thập kỷ các nhà khoa học Nhật Bản đã xây dựng một mạng lưới hóa học xanh và hóa học bền vững (Green and Sustainable Chemistry Network)  nhằm  thúc đẩy sự phát triển của các nhà nghiên cứu hóa học xanh cho một tương lai bền vững hơn.

Hóa học xanh là xu hướng phát triển bền vững của mọi quốc gia, nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường, nguồn đất, nước, không khí từ đó giảm bớt các tác động xấu tới sức khỏe con người. 

Facebook Instagram Youtube Google+ Top