Aflatoxin kẻ giết người thầm lặng trong nhà bạn?
Aflatoxin thường có trong các thực phẩm mốc là một loại độc tố vi nấm. Aflatoxin là chất độc được sản sinh ra như một chất chuyển hoá trong quá trình trao đổi chất của nấm mốc. Aflatoxin là độc tố và là tác nhân gây ung thư. Ngoài việc gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính (liều khoảng 10mg có thể gây chết người) thì nấm mốc Aflatoxin còn được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan.
Có 16 loại aflatoxin khác nhau: Aflatoxin B1, B2, B2a, B3, G1, G2a, M1, GM2, P1, Q1, RO, RB1, RB2, AFL, AFLH, AFLM. Với một số tính chất nổi bật như không màu, không vị, không màu hoặc có màu vàng nhạt. Aflatoxin phát quang mạnh dưới ánh sáng cực tím và nhiệt để phá hủy chúng lên tới 280oC.
Độc tính của Aflatoxin tương đương gấp 10 lần lượng kali xyamua và gấp 68 lần so với asen. Aflatoxin gây ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính và gây ung thư. Nó ức chế hệ miễn dịch gây đột biến, quái thái, ăn mòn thớt và dạ dày. Aflatoxin khi vào cơ thể có thể gây suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sinh sản.
Các bệnh mà nó mang đến?
Đối với con người sử dụng thực phẩm chứa nấm mốc Aflatoxin dễ gây bệnh ung thư. Thực chất Aflatoxin không chỉ độc vì tồn tại trong thực phẩm khô mốc mà còn độc ở sự tồn tại dai dẳng của nó. Các độc tố Aflatoxin khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ được được gan chuyển hóa thành dạng trung gian epoxit hoạt hóa hoặc thuỷ phân trở thành M1 ít độc hơn. Aflatoxin B1 là dạng độc nhất. Aflatoxin G1, G2 được sản sinh từ Aspergillus parasiticus. Aflatoxin B1 được sản sinh bởi Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Aflatoxin M1, M2 được sản sinh và phát hiện trong sữa con bò khi chúng ăn phải thực phẩm chứa nấm mốc aflatoxin.
Bất kỳ loại động vật nào cũng có thể nhiễm độc tố aflatoxin. Người trưởng thành có sức đề kháng khỏe hơn nên khả năng chống chịu tốt hơn còn với trẻ em thì sẽ phát triển và tăn trưởng chậm.
Aflatoxin khi hấp thụ vào cơ thể sẽ tấn công cơ quan chính là gan, vì thế nó gây bệnh gan và chủ yếu là ung thư. Người nhiễm độc tố aflatoxin lâu năm có nguy cơ cao gây ung thư gan và ung thư túi mật.
Tác hại của nấm mốc Aflatoxin
Đối với nông sản sẽ gây nên tình trạng nấm mốc không thể sử dụng được gây thiệt hại về kinh tế cho con người.
Quá trình Aflatoxin gây ung thư:
Aflatoxin là một chất gây ung thư "mạnh", có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể người, trong đó có gan. Aflatoxin B1 có thể dẫn đến đột biến ADN nghiêm trọng và làm ức chế sự tổng hợp ADN và mARN, gây ức chế tổng hợp protein. Điều này dẫn đến việc gan sẽ tích tụ quá nhiều lipid, làm tổn thương gan và tăng sản biểu mô ống mật gây ung thư gan.
Ngoài ra, aflatoxin cũng khiến các bệnh nhân mắc bệnh viêm gan mãn tính, làm tăng nguy cơ ung thư. Nguyên nhân là do protein HBV gây tổn thương hệ thống sửa chữa ADN và hệ thống enzyme chuyển hóa, làm ức chế quá trình sửa chữa ADN. Khi đó, aflatoxin sẽ tấn công ADN và làm tăng tỷ lệ mắc ung thư cao hơn.
Các vị trí trong nhà tiềm ẩn nguy cơ chứa độc tố aflatoxin cao nhất
Các vị trí, đồ gia dụng và thực phẩm trong nhà bạn tiềm ẩn nguy cơ chứa độc tố aflatoxin cao nhất bao gồm những nơi như sau:
Thớt, đũa chưa rửa sạch
Đũa và thớt là một trong những dụng cụ được sử dụng hằng ngày để chế biến thực phẩm nấu nướng. Bản thân đũa và thớt không tạo ra Aspergillus flavus, tuy nhiên, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận thì chúng vẫn bị bám lại thực phẩm và cặn bẩn bên trên bề mặt. Đây chính là môi trường lý tưởng để vi sinh vật phát triển, giúp hình thành aflatoxin.
Giải pháp tốt nhất dành cho bạn là sau khi sử dụng thì rửa sạch thớt đũa bằng nước rửa chén Botanic Enzyme. Nước rửa chén sinh học Botanic Enzyme là sản phẩm diệt khuẩn dựa trên thành phần enzyme sinh học, giúp phân hủy mạnh mẽ các chất bẩn, vi khuẩn, nấm mốc trên bề mặt. Tinh dầu tự nhiên từ trà xanh cũng tăng cường khả năng khử khuẩn. Sau khi rửa xong cất thớt đũa ở nơi khô ráo thoáng mát để vi khuẩn không phát triển. Đặc biệt khi cần sử dụng bạn nên rửa lại thớt với nước sát khuẩn Anolyte Trung Tính A7 để đạt hiệu quả cao nhất về khả năng diệt khuẩn. Còn khi thấy đũa hoặc thớt bị mốc đó chính là vứt bỏ càng nhanh càng tốt, không nên làm sạch và tái sử dụng.
Máy giặt
Theo kết quả nghiên cứu của trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) đã tiến hành lấy mẫu 128 chiếc máy giặt đã sử dụng hơn nửa năm và kết quả là 54,7% máy giặt có chứa nấm mốc nguy hiểm, sản sinh Aflatoxin. Nếu thấy xuất hiện các vết ố đen nhỏ hay có mùi hôi trên quần áo vừa giặt thì có nghĩa là máy giặt của bạn đang cần được bảo dưỡng, làm sạch.
Giải pháp giúp máy giặt không trở thành nguồn lây nhiễm được các chuyên gia khuyên đó chính là các loại nước giặt từ enzyme sinh học. Nước giặt xả đậm đặc Botanic enzyme trong quá trình giặt quần áo sẽ tạo ra các enzyme thực vật khử trùng diệt khuẩn quần áo và cả lồng máy khi giặt. Mọi người cần vệ sinh và bảo dưỡng máy giặt khoảng 1 - 2 tháng/lần. Khi vệ sinh, bạn có thể ngâm khăn với 200ml Anolyte Trung Tính A7 rồi cho khăn vào máy giặt, để chế độ vắt khô. Các phân tử A7 sẽ phân tách vào các khe nhỏ của máy giặt làm sạch không để cho aflatoxin có cơ hội phát triển. Sau đó, bạn đổ nước nóng trên 60oC vào máy giặt để ngâm khăn trong khoảng 1 giờ rồi xả nước cho giặt như bình thường.
Cửa tủ lạnh
Tủ lạnh là thiết bị lưu trữ các thực phẩm tươi, chín, nơi có nhiệt độ ẩm thấp, nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ có thể là điều kiện lý tưởng cho các loại nấm, vi khuẩn có hại phát triển. Để tủ lạnh có thể hoạt động hiệu quả thì phần gioăng cửa tủ lạnh là bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo một cuộc khảo sát của Đại học Arizona - Hoa Kỳ cho thấy, xác suất phát triển của các vi khuẩn trên gioăng cửa tủ lạnh là 83%. Mỗi khi mở cửa tủ lạnh, các loại nấm mốc này sẽ lại có cơ hội phát tán ra bên ngoài môi trường.
Cách xử lý trong trường hợp này là bạn hãy dùng lau tủ lạnh Botanic Enzyme vệ sinh thật sạch phần gioăng cửa tủ lạnh mỗi tuần 2 - 3 lần. Ngoài ra, bạn có thể dùng tăm bông để vệ sinh những khe nhỏ hoặc chỗ khó vệ sinh nhất.
Các góc phòng tắm
Nấm mốc và vi khuẩn thường rất ưa nơi ẩm ướt, vì vậy, phòng tắm chính là khu vực thích hợp để chúng sinh sôi, phát triển. Nấm mốc sản sinh độc tố Aflatoxin có thể xuất hiện ở các góc, khe nối các gạch, vòi nước hay thậm chí là rèm phòng tắm...
Cách xử lý là bạn hãy sử dụng nước rửa toilet Botanic enzyme xịt vào những nới nấm mốc tầm khoảng 5-10p sau đó dùng bàn chải cọ sạch. Rửa toilet Botanic Enzyme giúp khử mùi, khử khuẩn, khử nấm nhanh gọn.
Đồ ăn thừa, thực phẩm lên men tự chế biến
Các loại đồ ăn thừa hay thực phẩm lên men như dưa chua là một trong những yếu tố góp phần tạo nên nấm aflatoxin. Khi quá trình lên men hoàn tất thì trên bề mặt của những thực phẩm lên men sẽ có thể xuất hiện váng màu trắng, đen hoặc chất nhầy nhớt.
Các loại hạt mọc mầm
Các loại hạt như đậu phộng, hạt hướng dương... thường có nguy cơ nhiễm nấm độc aflatoixn rất cao.
Gạo hỏng
Những loại gạo để lâu thường bị đổi màu hoặc bị mốc rất dễ sản sinh ra aflatoxin. Có nhiều người cho rằng, gạo đổi màu vẫn có thể ăn được sau khi nấu chín. Tuy nhiên, aflatoxin không hề bị biến đổi và tiêu diệt khi ở nhiệt độ cao.
Ngô (bắp) mốc
Cũng giống như gạo, ngô bị mốc sẽ sản sinh ra nhiều aflatoxin. Phần mốc ở ngô có thể lan sang những nơi chưa bị hỏng. Do đó, bạn nên loại bỏ hoàn toàn những bắp ngô bị hỏng, không để chung với nhau.
Biện pháp khử Aflatoxin dưới góc nhìn Enzyme
Enzyme là chìa khoá quan trọng của rất nhiều phản ứng thuỷ phân, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành chế biến thực phẩm. Việc khử nhiễm độc tố Aflatoxin bằng phương pháp sinh học có thể được định nghĩa
như sự phân giải bằng enzyme hay chuyển hóa sinh học của các độc tố nấm mốc trực tiếp nhờ vi sinh vật.
Khử Aflatoxin bằng enzyme chính là việc chuyển hóa sinh học. Đây là phương pháp khoa học hiện đại nhất nhằm chống lại độc tố nấm mốc là sử dụng các loại enzyme được sáng chế chuyên biệt và các thành phần sinh học nhằm biến đổi độc tố nấm thành các sản phẩm chuyển hóa không độc hại và thân thiện với môi trường
Hiện nay, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Aflatoxin dễ bị một số vi sinh vật như nấm, vi khuẩn và nấm men phân hủy sinh học.
Năm 2010, Taylor và cộng tác viên đã nghiên cứu một số enzyme thuộc nhóm Actinomicetales ở Mycobacterium smegmatis có khả năng tác động vào nhóm este của aflatoxin bằng cách kích hoạt các phân tử cho quá trình tự thủy phân và khử nhiễm. Theo Niu và ctv (2008), một số vi sinh vật sử dụng coumarin như là một nguồn cacbon, kết quả chỉ ra rằng tác động làm giảm aflatoxin đã được thực hiện bởi enzyme protease.
Biện pháp khử Aflatoxin dưới góc nhìn acid hữu cơ
Acid lactic
Các góc phòng tắm
Nấm mốc và vi khuẩn thường rất ưa nơi ẩm ướt, vì vậy, phòng tắm chính là khu vực thích hợp để chúng sinh sôi, phát triển. Nấm mốc sản sinh độc tố Aflatoxin có thể xuất hiện ở các góc, khe nối các gạch, vòi nước hay thậm chí là rèm phòng tắm...
Cách xử lý là bạn hãy sử dụng nước rửa toilet Botanic enzyme xịt vào những nới nấm mốc tầm khoảng 5-10p sau đó dùng bàn chải cọ sạch. Rửa toilet Botanic Enzyme giúp khử mùi, khử khuẩn, khử nấm nhanh gọn.
Đồ ăn thừa, thực phẩm lên men tự chế biến
Các loại đồ ăn thừa hay thực phẩm lên men như dưa chua là một trong những yếu tố góp phần tạo nên nấm aflatoxin. Khi quá trình lên men hoàn tất thì trên bề mặt của những thực phẩm lên men sẽ có thể xuất hiện váng màu trắng, đen hoặc chất nhầy nhớt.
Các loại hạt mọc mầm
Các loại hạt như đậu phộng, hạt hướng dương... thường có nguy cơ nhiễm nấm độc aflatoixn rất cao.
Gạo hỏng
Những loại gạo để lâu thường bị đổi màu hoặc bị mốc rất dễ sản sinh ra aflatoxin. Có nhiều người cho rằng, gạo đổi màu vẫn có thể ăn được sau khi nấu chín. Tuy nhiên, aflatoxin không hề bị biến đổi và tiêu diệt khi ở nhiệt độ cao.
Ngô (bắp) mốc
Cũng giống như gạo, ngô bị mốc sẽ sản sinh ra nhiều aflatoxin. Phần mốc ở ngô có thể lan sang những nơi chưa bị hỏng. Do đó, bạn nên loại bỏ hoàn toàn những bắp ngô bị hỏng, không để chung với nhau.
Biện pháp khử Aflatoxin dưới góc nhìn Enzyme
Enzyme là chìa khoá quan trọng của rất nhiều phản ứng thuỷ phân, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành chế biến thực phẩm. Việc khử nhiễm độc tố Aflatoxin bằng phương pháp sinh học có thể được định nghĩa
như sự phân giải bằng enzyme hay chuyển hóa sinh học của các độc tố nấm mốc trực tiếp nhờ vi sinh vật.
Khử Aflatoxin bằng enzyme chính là việc chuyển hóa sinh học. Đây là phương pháp khoa học hiện đại nhất nhằm chống lại độc tố nấm mốc là sử dụng các loại enzyme được sáng chế chuyên biệt và các thành phần sinh học nhằm biến đổi độc tố nấm thành các sản phẩm chuyển hóa không độc hại và thân thiện với môi trường.
Hiện nay, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Aflatoxin dễ bị một số vi sinh vật như nấm, vi khuẩn và nấm men phân hủy sinh học.
Năm 2010, Taylor và cộng tác viên đã nghiên cứu một số enzyme thuộc nhóm Actinomicetales ở Mycobacterium smegmatis có khả năng tác động vào nhóm este của aflatoxin bằng cách kích hoạt các phân tử cho quá trình tự thủy phân và khử nhiễm. Theo Niu và ctv (2008), một số vi sinh vật sử dụng coumarin như là một nguồn cacbon, kết quả chỉ ra rằng tác động làm giảm aflatoxin đã được thực hiện bởi enzyme protease.
Biện pháp khử Aflatoxin dưới góc nhìn acid hữu cơ
Acid lactic
Vi khuẩn lactic là vi khuẩn chiếm ưu thế có trong hầu hết các loại thực phẩm lên men truyền thống và vai trò của chúng trong quá trình lên men được biết đến từ rất lâu. Vi khuẩn lactic có khả năng kháng nấm do liên quan đến sự ức chế của các vi sinh vật khác, chúng được gây ra bởi sự cạnh tranh các chất dinh dưỡng và sự sản xuấ ra các chất kháng sinh.
Tổng hợp của lactic acid và acid acetic là một trong những nhân tố chủ yếu chịu trách nhiệm về việc bảo tồn sinh học. Sản xuất acid trong môi trường gây ra sự suy giảm pH dẫn đến sự ức chế của nấm, các phân tử acid gây ra sự phá vỡ màng tế bào. pH thấp sẽ chuyển đổi các phân tử acid phân ly thành các phân tử acid không phân ly khi pH giảm xuống dưới pKa của acid tương ứng. Các phân tử acid hoạt động ở dạng không phân tách, vì chúng là lipo-philic và do đó có thể đi qua màng tế bào chất. Do pH nội bào cao, acid phân ly giải phóng proton và anion cơ sở tiếp hợp làm gián đoạn lực chuyển động của proton màng.
Sự ức chế tác nhân gây bệnh nấm bằng acid hữu cơ có thể liên quan đến sự ức chế hoạt động của enzyme, bên cạnh cơ chế phá vỡ màng tế bào gây ra bởi các cấu tử hoạt động không liên kết của các acid hữu cơ này. Trên thế giới đã có nghiên cứu về việc sản suất hỗn hợp các acid hữu cơ trong việc bảo tồn sinh học để ngăn chặn sự phát triển của nấm gây hư hỏng thực phẩm.
Acid 3-phenyllactic PLA cũng ức chế nấm và vi khuẩn. PLA ức chế sự phát triển của nấm Candida pulcherrima, C.parapsilosis và Rhodotorula mucilaginosa. Trong số vi khuẩn lactic, hoạt động của PLA được sinh ra từ Lactobacillus plantarum có khả năng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của 23 chủng nấm mốc thuộc 14 loài của chi Aspergillus, Penicillium và Fusarium đặc biệt có những loài sinh độc tố như Aspergillus ochraceus, Aspergillus flavus, Penicillium roquefoti, Penicillium verrucosum và Penicillium citrium phân lập từ các sản phẩm như bánh, bột, ngũ cốc.
Acid béo
Acid béo được biết là chất gây ức chế nấm. Bốn loại HFA kháng nấm, cụ thể là 3-(R)-hydroxydecanoic acid, 3-hydroxy-5-cis-dodecenoic acid, 3-(R)-hydroxydodecanoic acid và 3-(R)-hydroxytetradecanoicacid. Tất cả các HFA được tổng hợp trong giai đoạn tăng trưởng logarit. Điều này cho thấy HFA không xuất hiện từ màng tế bào lysed của tế bào vi khuẩn. Cơ chế hoạt động chính xác của hoạt động của HFA không được hiểu rõ. Cơ chế chung có thể là, chúng thể hiện hoạt động giống như chất tẩy rửa và phá vỡ màng tế bào vi khuẩn. Do đó, tính thấm của màng tăng lên và giải phóng các chất điện giải nội bào và protein từ tế bào nấm.
Lact. sanfrancisco CB1 từ bột chua sản xuất axit butyric, caproic, propionic và valeric ức chế sự phát triển của Fusarium sp., Penicillium sp., Aspergillus sp. và Monilia sp. Trong số này, axit caproic là hợp chất kháng nấm chính hoạt động kết hợp với các axit khác.