Giỏ hàng

NƯỚC VÀ HÀNH TRÌNH CỦA NƯỚC TRONG CƠ THỂ NGƯỜI

Chuyên gia khuyến cáo một ngày nên uống mỗi ngày khoảng 2 lít nước trên một cơ thể người, nước góp phần cho hoạt động sống. Vậy bạn đã từng thắc mắc nước được di chuyển như thế nào trong cơ thể người? 

Như các bạn đã biết rằng nước chiếm vai trò quan trọng, là nguồn tải nguyên quý giá và cần thiết đối với sức khỏe con người. Vậy nước chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ thể chúng ta, hành trình nước đi vào cơ thể như thế nào? Hãy cùng nhau khám phá dưới những thông tin chuyên gia cung cấp dưới đây. 

Nước là một phần không thể thiếu trong sự sống của các sinh vật nói chung và trong cơ thể người nói riêng. Thông thường, về mặt lý thuyết lượng nước trong cơ thể người khoảng 75%, thực tế lượng nước này thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính và nằm trong khoảng dao động 50 - 75%. Cơ thể của người trưởng thành trung bình là 50 - 65% nước. Tỷ lệ nước ở trẻ sơ sinh cao hơn nhiều, thường là khoảng 75 - 78%, nó sẽ giảm xuống còn 65% sau một tuổi. Đàn ông và phụ nữ béo phì có lượng nước trong cơ thể là thấp nhất. Ngoài ra, độ giữ nước trong cơ thể mỗi người cũng là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch lượng nước trong cơ thể. Thông thường, khi cơ thể mất đi khoảng 2 - 3% lượng nước thì chúng ta sẽ cảm thấy khát. Theo H.H. Mitchell, Tạp chí Hóa học sinh học 158, não và tim có 73% là nước và phổi là khoảng 83%, da chứa 64%, cơ bắp và thận là 79% còn xương là 31%. Nước là một nhân tố quan trọng trong cơ thể con người, đóng vai chủ chốt trong các hoạt động bên trong cơ thể.

Có thể thấy rằng, con người không thể sống sót và có các hoạt động bình thường nếu thiếu nước. Nước trong cơ thể chúng ta tạo là thành phần thiết yếu của môi trường trong hay còn gọi là dịch chiếm 60% khối lượng cơ thể. Mô kẽ chứa 80% dịch ngoại bào, 20% kia lưu thông trong huyết tương (dĩ nhiên sự phân chia này chỉ là khiên cưỡng bởi lẽ dịch ở mô kẽ và trong huyết tương trao đổi liên tục). Dịch ngoại bào luân chuyển thường xuyên khắp cơ thể. Chúng từ mô kẽ pha lẫn vào dòng máu tuần hoàn rồi lại được thẩm thấu vào dịch mô qua vách mao mạch. Dịch trong cơ thể có thành phần chính là nước, ngoài ra còn chứa các ion và các dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của tế bào.

Vậy môi trường dịch bên trong cơ thể nói chung và nước trong cơ thể nói riêng có tính chất như nào? Tỷ lệ Kiềm – Axit an toàn trong cơ thể người là 80% Kiềm – 20% Axit, như vậy có nghĩa là môi trường bên trong cơ thể có tính kiềm sẽ đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường. Tất cả các hoạt động sống của cơ thể như tiêu hóa, hấp thu, tổng hợp, trao đổi chất, bài tiết, tế bào phân chia sinh sản đều xảy ra trong các môi trường dịch dạ dày, dịch nội bào, ngoại bào, máu, dịch bạch huyết và nước tiểu. Trong các dịch kể trên, nơi duy nhất bản thân nó tạo ra môi trường axit tự nhiên đó là dịch dạ dày, bởi lẽ axit có tính chất oxi hóa có khả năng tiêu hóa thức ăn.

Bên cạnh đó, chỉ số pH cũng là một chỉ số thể hiện tính chất của nước trong cơ thể, độ pH là chỉ số đo các hoạt động của ion H+ trong dung dịch. Tuy nhiên, độ pH ở mỗi cơ quan trong cơ thể cũng có sự khác biệt. Chỉ số pH của dạ dày là từ 1.6 đến 2.4, trong khi đó chỉ số pH của máu chỉ đạt 7.32 - 7.44, chỉ số pH của nước bọt cũng chỉ đạt xấp xỉ mức 6.4 - 6.8, dịch ngoại bào 7.35 - 7.45, pH dịch nội bào 6.9 - 7.2, pH ruột 6.6 - 7.6, pH nước tiểu 6, pH dịch mật 5 - 6.

Trong số đó, độ pH của máu có vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động sống của cơ thể. Sự thay đổi pH trong máu sẽ ảnh hưởng đến các tế bào trong cơ thể, chẳng hạn như khi pH trong máu giảm xuống dưới 7,3, cơ thể bị nhiễm độc Axit – quá chua, trong y học đó là hiện tượng “toan máu”, các loại Axit có thể làm hạ pH máu bao gồm: Acid lactic, Acid keto, Acid sulphuric, Acid phosphoric, Acid hydrochloric, Acid carbonic. Cơ thể dễ bị bệnh như tăng cân, bệnh tim mạch, lão hoá sớm, các vấn đề về thần kinh, dị ứng, ung thư. Ngược lại khi pH tăng lên trên 7,4, đó là hiện tượng “kiềm máu”. Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng độ pH của máu như mắc phải một bệnh nào đó cũng có thể làm tăng tạm thời pH máu, có thể do cơ thể mất nước (khi đó bạn đồng thời sẽ bị mất đi các chất điện giải, khoáng…), cơ thể sẽ rất mệt mỏi.

Sự cân bằng pH trong cơ thể giúp các hoạt động của tế bào cũng như các cơ quan diễn ra trơn tru, hiệu quả. Tùy vào từng hoạt động mà có thể sự cân bằng tạm thời sẽ có sự thay đổi nhưng ngay sau đó cơ thể lại có các tác động nhằm lấy lại sự cân bằng đó. Ví dụ như, các hoạt động thường nhật làm cơ thể sản sinh Axit như ăn uống (tạo ra Axit uric trong dạ dày), hít thở (tạo ra Axit cacbonic- từ khí CO2 trong hệ hô hấp), vận động (tạo ra Axit lactic trong cơ bắp), suy nghĩ (tạo ra Axit photphoric trong não). Như vậy, sự cân bằng Kiềm - Axit tạm thời trong cơ thể sẽ bị mất đi, lượng Axit bên trong sẽ tăng lên, cơ thể sẽ bị mệt mỏi, bào mòn năng lượng. Vì vậy, chúng ta cần có những phương pháp lấy lại sự cân bằng để tạo ra quá trình kiềm hóa bằng các hoạt động như ngủ, nghỉ ngơi, tiếp xúc với ánh sáng, ăn uống, tiếp xúc với thiên nhiên. Cơ thể sẽ tạo ra các chất chống oxy hóa giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và phục hồi.

Một yếu tố quan trọng của nước trong cơ thể nữa đó chính là chỉ số ORP (Oxygen Reduction Potential) - chỉ số chỉ khả năng oxy hóa hay thế oxy hóa khử của một chất. Chỉ số ORP càng âm càng tốt, ORP càng âm thì có nghĩa thực phẩm hoặc nước đó chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp trẻ hóa các tế bào trong cơ thể, phòng tránh nhiều bệnh tật. Chỉ số ORP trong cơ thể vào khoảng 300 – 400 mV nên cơ thể có chứa nhiều chất oxy hóa, có tính axit. Việc dư thừa các chất oxy hóa (chỉ số ORP dương) bên trong cơ thể khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do. Các gốc tự do này là các hợp chất có hại, chúng là nguyên nhân gây ra các bệnh như tiểu đường, tim và ung thư. Tuy nhiên các gốc tự do cũng có chức năng quan trọng cần thiết cho sức khỏe. Ví dụ như các tế bào miễn dịch trong cơ thể sử dụng các gốc tự do để chống lại nhiễm trùng. Dẫu vậy, việc gia tăng các gốc tự do nói riêng và giảm pH gây môi trường Axit nói chung sẽ gây hại cho cơ thể con người rất lớn.

Có thể thấy rằng, môi trường kiềm đóng vai trò chủ chốt trong các quá trình trao đổi chất, các hoạt động sống của tế bào. Nếu có các yếu tố bên ngoài tác động đến tỷ lệ Kiềm – Axit an toàn, cơ thể sẽ có các phản ứng chống lại, thậm chí gây tổn thương và ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan trong cơ thể. Lấy một ví dụ rất thực tế, khi chúng ta bị sốt, nhiệt độ trong cơ thể tăng lên, đó là do mất cân bằng Axit bên trong cơ thể. Môi trường Axit chiếm ưu thế, các chất oxy hóa sẽ oxy hóa tế bào sống, làm giảm năng lượng của tế bào sống đồng thời giảm khả năng tái tạo tế bào trong cơ thể. Lúc đó, chúng ta cần bổ sung các khoáng chất, uống thật nhiều nước và thuốc giảm sốt. Một thành phần quan trọng trong đó là nước sống – có chứa các ion kiềm để lấy lại sự cân bằng môi trường bên trong cơ thể.

Hành trình nước uống vào trong cơ thể người:

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, mỗi người trưởng thành nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên, điều này có thật sự cần thiết hay không? Rất nhiều người phản biện rằng, nhu cầu uống nước của mỗi người là khác nhau, có người cần nhiều hơn 2l nước và cũng có người cần ít hơn. Lượng nước theo nhu cầu này được nạp vào cơ thể thông qua việc uống nước và từ các loại thực phẩm hàng ngày.

Với lượng nước trong cơ thể chiếm 75% khối lượng cơ thể thì lượng nước mà nhu cầu tối thiểu mỗi người cần sẽ dựa trên tỷ lệ trên. Giả sử, một người trưởng thành có cân nặng 75kg thì lượng nước trong cơ thể của họ tương ứng là 75x75%=56,25 kg. Và lượng nước cần thêm vào cơ thể mỗi ngày chính là lượng nước để bổ sung cho các hoạt động bài tiết: mồ hôi, nước tiểu, phân… Người trưởng thành sẽ có nhu cầu cao hơn so với trẻ em, giới tính cũng là một yếu tố ảnh hưởng.

Con đường nước uống tiến tới từng cơ quan trong cơ thể cũng theo trình tự nhất định. Một trong những khác biệt chính giữa ăn thực phẩm và nước uống là khi thức ăn được hấp thụ qua tiêu hóa, trong khi nước được hấp thụ vào hệ thống các bộ phận trong cơ thể. Khi uống nước, cơ thể sẽ hấp thụ nước ngay lúc đó và có những bộ phận cơ thể lưu trữ nước. Cơ thể càng cơ bắp, càng chứa nhiều nước. Ngược lại, cơ thể càng nhiều chất béo, cơ thể càng chứa ít nước - vì chất béo trong cơ thể có ít nước. Ngoài ra, tất cả các cơ quan quan trọng của chúng ta đều chứa một lượng nước khác nhau: não, phổi, tim, gan và thận chứa một lượng nước lớn - từ 65 đến 85% tùy theo cơ quan, trong khi xương chứa ít nước hơn, khoảng 30%.

Đường đi của nước vào trong cơ thể thông qua một loạt các cơ quan mà nước thực hiện các chức năng riêng biệt. Thông thường nước sẽ đi theo các con đường chính: Con đường thứ nhất: Nước đi tới các bộ phận của cơ thể: Nước uống vào miệng, tới thực quản rồi đi xuống dạ dày. Phần nước thấm vào dạ dày tiếp tục đưa đến các cơ quan trong hệ bài tiết như ruột non, ruột già, thận… Con đường thứ 2: Nước được ngấm vào dịch thể: máu và đến các cơ quan khác của cơ thể như não, cơ, khớp xương, cơ bắp… Con đường thứ 3: Nước thẩm thấu qua từng tế bào.

Bước lớn đầu tiên của cơ thể là nước đi qua miệng. Sau một vài ngụm nước, não sẽ phát tín hiệu cho cơ thể rằng đã được cung cấp đủ nước. Đây là một cơ chế quan trọng bởi vì phải mất một thời gian dài để nước cung cấp đủ đến các tế bào. Nếu não chỉ phát ra tín hiệu sau khi tế bào nhận được nước, cơ thể sẽ uống nước nhiều hơn nhu cầu thực sự. Sự giao tiếp giữa não và miệng cho phép cơ thể ngừng uống vào thời điểm thích hợp, ngay cả khi cơ thể chưa hoàn toàn hấp thu đủ nước.

Nước đi qua thực quản. Thực quản là một ống nhỏ nối với miệng và đi xuống dạ dày. Đây là nơi quá trình hấp thụ nước vào máu bắt đầu.

Con người thường tiêu thụ khoảng 2 lít nước trong chế độ ăn uống hàng ngày thông qua các phương thức khác nhau, bao gồm cả nước uống trực tiếp hoặc qua thực phẩm. Ngoài ra, lượng dịch tiết ra từ đường tiêu hóa (bao gồm dạ dày, nước bọt, tuyến tụy, ruột và đường mật) lên tới khoảng 8 lít, đồng nghĩa tới 10 lít chất lỏng vào ruột mỗi ngày. Đó là một lượng đáng kể các chất lỏng được xử lý hay cụ thể hơn là hấp thụ trong cơ thể. Khi nói về sự tiêu hóa/hấp thụ thức ăn, điều đầu tiên bạn nên ghi nhớ là tất cả mọi thứ sẽ đi vào dạ dày qua cùng một tuyến đường là thực quản. Hoàn toàn không có một con đường riêng cho nước, trà hay rượu.

Giai đoạn tiêu hóa ban đầu tương tự như đưa toàn bộ bữa ăn của bạn (bao gồm cả chất lỏng) vào trong một máy xay sinh tố. Giống như trong máy xay sinh tố, tất cả mọi thứ chúng ta ăn được trộn lẫn với nhau và tạo thành một mớ hỗn độn dính bên trong dạ dày. Tuy nhiên, sự phân hủy thực phẩm bắt đầu từ trước đó, khi chúng còn bên trong miệng chúng ta. Răng ngấu nghiến và nghiền nát thức ăn theo phương pháp cơ học, trong khi nước bọt có sẵn trong miệng phân hủy chất béo và tinh bột bằng phương thức hóa học. Điều này xảy ra đối với thực phẩm rắn có chứa các phân tử lớn, phức tạp, chẳng hạn như protein và carbohydrate.

Lượng nước được hấp thụ trong dạ dày nhanh như thế nào một phần phụ thuộc vào lượng thực phẩm đã ăn. Nếu uống nước khi bụng đói, tốc độ hấp thụ nước sẽ nhanh hơn. Trong khi đó, nếu đã ăn nhiều thức ăn trước khi uống nước, tốc độ hấp thu sẽ chậm lại và quá trình hấp thụ có thể mất đến vài giờ.

Ruột non là cơ quan đảm đương nhiệm vụ hấp thụ chất lỏng. Đây là một cơ quan khá lớn với độ dài khoảng 20 feet (tương đương 6 mét) cùng diện tích bề mặt bên trong khoảng 250 mét vuông - bằng kích thước của một sân tennis. Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ nhanh chóng và hiệu quả nước và các chất lỏng khác. Từ đây, nước sẽ di chuyển đến các tế bào trên cơ thể để thực hiện các chức năng cơ thể hàng ngày một cách hiệu quả.

Ruột già là trung tâm quan trọng để tái hấp thu nước và chất điện giải chứ không phải dạ dày và ruột non. Trong số gần 10 lít nước vào dạ dày mỗi ngày, 90% được hấp thụ bởi ruột non, 10% còn lại (lên tới 1 lít nước) được chuyển đến ruột già, nhiệm vụ là hấp thụ lại nhiều nước nhất có thể từ các chất phế thải chuẩn bị được bài tiết ra khỏi cơ thể như phân. Cần lưu ý rằng, phân người chỉ chứa khoảng 150 ml nước. Do đó ruột già đã thực sự hấp thụ bớt một lượng nước đáng kể từ những ống phân đó.

Nước và Thận. Thận có tác dụng như bộ lọc độc tố, nhưng để đào thải độc tố hiệu quả, thận cần một lượng nước lớn. Nếu thận không nhận đủ nước, có thể dẫn đến các mối lo ngại về sức khỏe bao gồm sỏi thận và các bệnh liên quan đến thận khác. Có một cách mà thận thông báo cho chúng ta về việc cơ thể có đang đủ nước hay không bằng cách quan sát sự thay đổi của màu sắc của nước tiểu từ màu vàng nhẹ sang màu vàng sậm.

Nước cũng được gửi đến não để cung cấp nước cho các tế bào não. Ở đây, nước được sử dụng để duy trì các chức năng não nhất định. Nếu không uống nước đúng cách, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người có thể bị suy giảm chức năng ghi nhớ ngắn hạn và các kỹ năng vận động thị giác.

Sự hấp thụ các chất lỏng khác

Một ví dụ minh họa cho một trong những thức uống phổ biến được con người yêu thích là nước ép trái cây - chủ yếu là nước và đường, cùng với một số thành phần khác với số lượng nhỏ. Nước trái cây cũng trải qua quá trình trong miệng với sự trợ lực của nước bọt trước khi chuyển đến hệ tiêu hóa. Ở đó, nó sẽ được chia nhỏ hơn nữa với sự hỗ trợ của các loại dịch tụy và các enzym trong dạ dày và cuối cùng được hấp thụ ở ruột non. Khi uống rượu (ethanol), đầu tiên rượu đi vào dạ dày, nơi rượu có thể được hấp thụ vào máu. Nếu có sẵn thực phẩm trong dạ dày, quá trình hấp thụ rượu vào máu chậm lại đáng kể, vì nó không thể di chuyển đến ruột non ngay lập tức. Ngược lại, nếu cơ thể uống rượu khi dạ dày trống rỗng, sự hấp thụ rượu vào máu chỉ mất một vài phút. Tất cả mọi thứ mà cơ thể tiêu thụ trong chế độ ăn uống được phân chia thành các phân tử nhỏ hơn cấu thành nên chúng thông qua sự tiêu hóa. Vì vậy, không quan trọng là một bữa ăn thịnh soạn hoặc một ly nước trái cây đơn giản; tất cả mọi thứ sẽ được xử lý theo cùng một cách sau khi được nuốt vào bụng.

Sự hấp thụ các phân tử nước

Nước là một phân tử rất đơn giản, vì vậy cơ thể chúng ta không phải phá vỡ nó thành các phân tử nhỏ và đơn giản hơn. Thực tế, các phân tử nước rất nhỏ khiến chúng không gặp bất cứ vấn đề gì khi khuếch tán qua màng lipid kép - thứ hình thành nên các màng tế bào trong mô của con người. Các màng tế bào này bao gồm các ống nhỏ hoặc lỗ chân lông, thông qua đó nước hoặc các chất hòa tan trong nước có thể xâm nhập, đồng nghĩa nước được hấp thụ trực tiếp qua các tế bào biểu mô bao phủ đường ruột của con người. Ruột non sẽ chịu trách nhiệm cho sự hấp thụ của hầu hết nước tiêu thụ từ việc ăn/uống. 

Tuy nhiên, nước trong tế bào lại có một cấu trúc đặc biệt: cấu trúc lục giác. Nước tồn tại thành các cụm 6 phân tử nước và có cấu trúc lục lăng đảm bảo cho chức năng của DNA, phản ứng enzyme và nhiều chức năng trao đổi chất hoạt động lành mạnh. Vì vậy, nếu đưa lượng nước vào cơ thể thông qua đường ăn uống có cấu trúc tương tự tế bào thì tác dụng của nước sẽ được đẩy lên gấp nhiều lần. Nước dễ thẩm thấu vào tế bào nhưng không hòa tan các chất độc hại từ đó đảm bảo an toàn và chống khát tế bào hiệu quả.

Nước được lưu trữ cả trong và ngoài tế bào giúp chuyển hóa dinh dưỡng, lọc chất thải, điều hòa nhiệt độ cơ thể, gửi thông điệp lên não và bôi trơn các bộ phận bên trong cơ thể. Từ việc hiểu rõ về chu trình của nước, bạn nên rèn luyện thói quen uống nước đúng cách để không tạo thêm áp lực cho những bộ phận khác bên trong cơ thể nhé.

Facebook Instagram Youtube Google+ Top